Kính thưa quý vị ! Chúa Nhật II Phục Sinh hôm nay, có thể nói là
niềm vui nhân gấp bội, bởi vì, ngoài niềm vui Phục Sinh tuần II, chúng ta còn
được long trọng suy tôn mầu nhiệm Lòng Thương Xót của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu
–Kitô, Chúa chúng ta. Nhưng, thêm một lý do trọng đại nữa : Hai vị giáo hoàng
Gio-an 23 và Gio-an Phao-lô II được giáo hội suy tôn Hiển thánh. Có nghĩa là
ngày Kính Đại Lễ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT cũng là ngày mà sự mầu nhiệm của Lòng
Chúa Thương xót được tỏ hiện một cách quang minh qua hai chứng nhân của LÒNG
CHÚA THƯƠNG XÓT. Đó là : Thánh Gio-an 23 và thánh Gio-an Phao-lô II.
Vâng , lễ phong thánh, hay tuyên
thánh chính là suy tôn mầu nhiệm Thiên Chúa nơi con người. Một sự cao cả và lạ
lùng, là Thiên Chúa đã muốn như vậy, vì Người nói : “Các ngươi hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. “
( Mt 5, 48)
Vì bản thân các vị thánh luôn bất toàn, nhưng họ được hoàn toàn khi được
tháp nhập vào Thiên Chúa qua Đức Kitô, bằng sự khao khát thực thi Lời của Đức
Kitô.
Theo đó, con người muốn nên
thánh, phái có ba bước tối thiểu :
-
Ơn Chúa
và muốn khao khát thực thi Lời Chúa
-
Di sản của
các thánh
-
Sự nổ lực,
phấn đấu của bản thân
Loại bỏ một hoặc ba yếu tố căn bản
nầy, con người không thể nên thánh, dù tài năng đến đâu.
Xin trở lại Tin Mừng hôm nay, Tin
Mừng ( Ga 20.19- 31) có 03 phần :
-
Chúa
Giêsu hiện ra ban Bình An và Thánh Thần cho các Tông Đồ ( c 19- 23)
-
Chúa
Giêsu cho Tô-ma xem Năm Dấu Thánh ( c 24
– 28)
-
Chúa
Giêsu chúc phúc cho kẻ tin ( c 29)
Phần thứ nhất : Chính là lúc Người ban quyền cho các Tông Đồ là Hội
Thánh sau nầy, chính là Bí Tích Thêm Sức, Bí Tích Hòa giải, Bí Tích Truyền Chức
Thánh. Trong bối cảnh hoảng loạn, lo sợ của các Tông Đồ, thì Chúa hiện đến bảo
rằng: “ Bình an cho anh em “. Như vậy, là có 3 lần Người ban bình an cho các
Tông Đồ trong đoạn Tin Mừng hôm nay. Và Người ban Thánh Thần cho các Tông Đồ,
Ơn Thánh Thần là một ân sũng cần thiết, là một hoạt động siêu nhiên của Thần
Khí, là kho tàng vĩnh cửu và vô giá từ Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chúa Thánh Thần là công trình
Thánh Hóa con người tự nhiên trở nên siêu nhiên giống Thiên Chúa. Công Trình Tạo
Dựng, Công Trình Cứu Chuộc và Công Trình Thánh Hóa. Từ đó, công trình cứu chuộc
của Ngôi Hai được tiếp nối và duy trì bền vững. Thần Khí là sự sống, sự hoạt động,
sự hiện hữu siêu nhiên của Thiên Chúa. Điều đó, có nghĩa là Chúa Giêsu trao
công trình cứu chuộc hay nói cách khác, Người chuyển tiếp sứ vụ cho Chúa Thánh
Thần. Như vậy, những Di Huấn, những Lệnh Truyền, những Ân sũng, những Bí Tích
là những công trình cứu chuộc mà Chúa Giêsu đã thực hiện, hầu ban cho nhân loại,
thì ngày nay là giai đoạn chuyển giao cho Chúa Thánh Thần. Như vậy, thời đại
Chúa Thánh Thần là thời đại làm cho những con người bé nhỏ, mỏng manh trở nên
thánh nhờ ân sũng cứu chuộc.
Phần thứ hai: Tất cả những điều quan trọng trên, thì có một Tông Đồ
vắng mặt, đó là Tô-ma. Một nhân chứng của niềm tin đã được kiểm chứng. Đây là một
mầu nhiệm công khai hóa vấn đề, một chứng nhân Tin Mừng dại diện cho những lòng
tin có kiểm chứng. Thánh Tô-ma là nhân chứng Phúc Âm của sự xác thực bằng giác
quan, sự yêu cầu của Tô-ma là sự yêu cầu của nhân loại ngày nay. Sự xác minh
khoa học, sự minh chứng bằng sự giới hạn hữu hình đối với siêu nhiên. Dẫu vậy,
Chúa vẫn đáp ứng cho Tô-ma, dù đòi hỏi của ông là sự xúc phạm đến Thiên Chúa. Nhưng
LÒNG THƯƠNG XÓT của Thiên Chúa nơi Đức Kitô thật là bao la, vô biên. Vì Mầu nhiệm
Phục Sinh là mầu nhiệm vinh quang tuyệt đối nơi quyền phép Thiên Chúa, bởi Chúa
Giêsu không còn giới hạn nơi Thân Xác
phàm nhân, không còn giới hạn nơi mầu nhiệm làm Người nữa. Vì vậy, sự đòi hỏi của
Tô-ma là sự đòi hỏi vô lý, nhưng nghĩ là hợp lý. Nhưng để minh chứng sự vô lý
nơi thọ tạo hữu hình, Chúa Giêsu vẫn thỏa mãn yêu cầu của Tô-ma. Chúng ta học
được bài học của sự khôn ngoan nầy, hầu thấu hiểu chân lý mãi mãi là chân lý.
Như vậy, qua bài Phúc Âm hôm nay,
chúng ta nhận ra sự tội lỗi nơi nhân loại, là sự kém tin vào Thiên Chúa, sự đặt
yêu cầu , ý muốn của mình ngoài sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Chính
Thiên Chúa đã biểu lộ bằng Lời nói và hành động cụ thể nơi Đấng Cứu Độ, nhưng
con người vẫn kém tin. Vì vậy, sau khi Tô-ma được Chúa Giêsu cho mục kích “Năm
Dấu Thánh”, thì ông hoảng sợ và thất kinh, nhưng niềm tin của Tô- ma không được
chúc phúc. Chúng ta không mong có được niềm tin như Tô-ma, vì “niềm tin Tô-ma”
là niềm tin không được chúc phúc.
Phần Thứ Ba: Chính là lúc Chúa Giêsu chúc phúc cho mọi thế hệ tin
vào Người. Vậy, những ai được nhìn thấy tường tận sự việc trong tin mừng hôm
nay, là những người không được diễm phúc bằng những thế hệ sau nầy là chúng ta.
Từ đó suy ra, những ai càng cách xa Chúa Giêsu theo thời gian, mà có lòng tin
vào Người là Đấng Phục Sinh, thì càng được chúc phúc hơn những người đã được
nhìn thấy. Đoạn Phúc Âm hôm nay, cho chúng ta thấy, hai vấn đề về Đức Tin cụ thể
qua lễ tuyên thánh cho hai vị Tân thánh Giáo Hoàng Gio-an 23 và Phao-lô II.
Chúng ta là những người được mục kích lễ tuyên thánh cho hai vị giáo hoàng bằng
phương tiện truyền hình, truyền thông. Nhưng những người được xem thấy tường tận
lễ tuyên thánh, chẳng lẽ lại được ân phúc hơn những người không được mục kích
tường tận mà họ vẫn tin sao?
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã de lại
bình an cho chúng con, Chúa đã ban bình an cho chúng con, một kho tàng vô giá
siêu nhiên, nhưng mang lại muôn vàn ân sũng. Xin thương cho chúng con biết chân
nhận giá trị siêu nhiên bền vững, hầu mang lại hoa trái đích thực là Chúa Thánh
Thần. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen./.
27/04/2014
P.Trần Đình Phan Tiến